Kiến trúc Không Gian Việt

Reviews

Nhà thờ rất đẹp.
about 1 year ago
Rất ngạc nhiên vì giáo xứ nhỏ và ít được nhắc tới trong dịp noel mà trang trí đẹp và rất tây, chủ yếu tông màu trắng và vàng chứ không xanh đỏ tím như các nhà thờ khác ở Vn. Vì quá ấn tượng nên mình đã về tìm hiểu thông tin và đc biết đây là 1 trong những giáo xứ đầu tiên ở tân bình, được thành lập ngay từ những năm 54. Quanh khu vực này có nhiều nhà thờ và giáo xứ nhỏ khác, tuy không quá tấp nập như gò vấp và quận 8 nhưng cũng đáng để đến chơi. Hi vọng các năm sau ở đây vẫn đẹp vậy
over 1 year ago
Nhà thờ tuổi thơ của mình
over 2 years ago
Địa chỉ: 25/18 Nghĩa Hòa, phường 6, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Vietnam. Cuối năm 2006, Tòa Tổng Giám Mục bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Đức Quang kế nhiệm cha Giuse Vũ Hữu Hiền được cử đi Du học. Ngày 29/12/2006 Thánh lễ nhậm chức được tổ chức long trọng với sự hiện diện có mặt của Cha đại diện Giám mục Đặc trách các Linh mục, Cha Hạt trưởng Hạt Chí Hòa. Cha xứ mới tiếp tục công việc coi sóc Giáo xứ và xây dựng bổ sung. Cha tổ chức lại các Hội đoàn, Tu sửa Hội quán, Thiết kế lại âm thanh, xây dựng gác đàn, làm Nhà Hài cốt và chuẩn bị cho việc xây dựng lại Nhà xứ đã xuống cấp nghiêm trọng. Về Mục vụ, Cha tổ chức lại việc quản lý Giáo xứ, Hằng năm Cha đi thăm từng gia đình để hiểu rõ hoàn cảnh và nắm bắt nhân sự trong Giáo xứ.
about 3 years ago
Ngày 13/9/2020, tôi đến nhà thờ thì thấy nhà thờ trang nghiêm, đang được sửa chữa rất tốt, sinh hoạt của các lớp giáo lý thiếu nhi rất hăng hái, phong phú, các giáo lý viên nhiệt tình, năng động, nội dung mà tôi đã nghe được là thiết thực, có cho các em thực hành.
over 3 years ago
Nhà sát nhà thờ. Người Dân vui vẻ hoà đồng
almost 4 years ago
Ngôi nhà thờ đã có rất lâu trước giải phóng, nhiều giáo dân rất mộ đạo Sinh hoạt của giáo xứ cũng rất phong phú, nhiều giờ lễ khác nhau và có hội quán để tổ chức sự kiện các buổi tiệc
over 4 years ago
Nơi tôn giáo chưa vô lần nào , chỉ đi ngang nhưng nhìn rất tôn nghiêm
over 4 years ago
954 Vào năm 1954, có một cuộc di cư trong nước. Trong cuộc di cư này, Cha xứ Nghĩa Chính, linh mục Đaminh Đinh Huy Năng, và ông chánh trương cùng vài ba mươi gia đình đến được nơi tiếp cư lớn nhất là trại lều ở trường đua ngựa Phú Thọ. Cha con tìm nơi định cư. Khi đến khu vực giáo xứ Chí Hòa thì gặp được hai gia đình, một thuộc xứ Ngọc Cục và một thuộc xứ Bồng Tiên đã đến đây mua nhà của người địa phương ở được ít ngày. Ở đây đất rộng, phần lớn là của Toà Giám Mục Sài Gòn cho người địa phương lĩnh canh, chỗ trũng thì cấy lúa, chỗ cao thì trồng lài, muốn sang lại đất phải thương lượng với người lĩnh canh. Thế là vấn đề đất ở đã có hướng giải quyết. Nhưng nhà cầm quyền lúc ấy không muốn có những trại định cư tự phát, mà phải theo kế hoạch tổng thể. Nếu tự sang đất lập trại, thì coi như cá nhân tự lập, vấn đề cứu trợ sẽ gặp khó khăn. Vì thế phải ngoại giao và vận động… Cuối cùng Phủ Tổng Uỷ Di Cư và chính quyền Tỉnh Gia Định cũng chấp thuận. Lúc đầu, sang được khoảng 500m2 đất đang trồng lúa, từ khu nhà xứ đến hết hai dãy nhà thuộc khu 2 bây giờ. Vào trung tuần tháng 10/1954, vài chục gia đình đã đào đất đắp nền làm nhà. Ngày 29/10/1954, một số thanh niên đào đất giữa một ruộng lúa, đắp lên một cái nền khoảng mươi mét vuông, cắm bốn cây tràm làm cột, làm thành một cái chòi lợp tàu lá dừa, (nay là đường Nghĩa Hòa phía trước Hội Quán giáo xứ), mượn một cái bàn của bà Bẩy (người địa phương) làm bàn thờ. Cha xứ đã dâng Thánh lễ tại đây ngày 1/11/1954, lễ Các Thánh. Giáo dân đứng dự lễ dưới ruộng, bùn đến mắt cá chân. Cha xứ cùng mọi người đã nhất trí đặt tên cho giáo xứ mới thành lập là Nghĩa Hòa (tức là Nghĩa Chính ở Chí Hòa) và nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm làm quan thầy. Những ngày tiếp theo, một ban điều hành trại định cư được thành lập gồm: Giám đốc tinh thần: Cha xứ Trưởng trại: Cụ Bùi Chuyên Phó trại: Ông Nguyễn Văn Y Thư ký: Ông Nguyễn Văn Hịch Hoạt động của ban này gồm: lo sang đất mở rộng trại, tiếp đón người xin nhập trại, nhận cứu trợ phát lại cho dân, lo có nơi thờ phượng… Thời gian ngắn sau, sang lại được một khu đất đang trồng lài của một người Hoa lĩnh canh, khu đất này gồm khu 3 và khu 4 bây giờ. Số người đến xin nhập trại rất đông, bất kể gốc tại địa phận hay giáo xứ nào. 1955 Đến tháng 3/1955 đã có hàng trăm gia đình đến định cư. Thời điểm này Cha xứ cùng giáo dân dựng một nhà nguyện 5 gian, cột cây, mái lá, vách đóng ván thùng (nay là những nhà 11/18, 12/18D, 13/18D, 14/18, 15/18D, 16/18D đường Lộc Vinh). Cha xứ cử hành Thánh lễ tại đây và được phép đặt Mình Thánh Chúa. 1956 Đầu năm 1956, số người ở trại đã trên 3.000. Lúc này nhà nước đã hoàn tất một số điểm định cư như Cái Sắn, Hố Nai… kêu gọi những ai chưa có công ăn việc làm nên đến các điểm nói trên để được cấp đất làm nhà, làm ruộng. Gần 100 gia đình đã bán nhà ra đi, một căn nhà lúc ấy giá chỉ 600 đồng, tương đương với 2 chỉ vàng. Những người ở lại phần đông đã có nghề nghiệp ổn định: công chức, công nhân, buôn bán… Nhà của những người ra đi, người khác đến trám chỗ, trại vẫn phát triển. 1957 Cha xứ mua khu đất của bà Bẩy, dựng một trường tiểu học sơ cấp lấy tên là trường Bán công Thánh Giuse (nay gọi là trường Trần Văn Đang), có Ban Giám Hiệu và 16 thầy giáo. Đồng thời, Cha Chính Ân sang khoảnh đất ở Hội quán bây giờ cho các nữ tu mở xưởng dệt chiếu, mấy tháng sau sang lại cho Cha xứ Nghĩa Hòa.
almost 5 years ago
954 Vào năm 1954, có một cuộc di cư trong nước. Trong cuộc di cư này, Cha xứ Nghĩa Chính, linh mục Đaminh Đinh Huy Năng, và ông chánh trương cùng vài ba mươi gia đình đến được nơi tiếp cư lớn nhất là trại lều ở trường đua ngựa Phú Thọ. Cha con tìm nơi định cư. Khi đến khu vực giáo xứ Chí Hòa thì gặp được hai gia đình, một thuộc xứ Ngọc Cục và một thuộc xứ Bồng Tiên đã đến đây mua nhà của người địa phương ở được ít ngày. Ở đây đất rộng, phần lớn là của Toà Giám Mục Sài Gòn cho người địa phương lĩnh canh, chỗ trũng thì cấy lúa, chỗ cao thì trồng lài, muốn sang lại đất phải thương lượng với người lĩnh canh. Thế là vấn đề đất ở đã có hướng giải quyết. Nhưng nhà cầm quyền lúc ấy không muốn có những trại định cư tự phát, mà phải theo kế hoạch tổng thể. Nếu tự sang đất lập trại, thì coi như cá nhân tự lập, vấn đề cứu trợ sẽ gặp khó khăn. Vì thế phải ngoại giao và vận động… Cuối cùng Phủ Tổng Uỷ Di Cư và chính quyền Tỉnh Gia Định cũng chấp thuận. Lúc đầu, sang được khoảng 500m2 đất đang trồng lúa, từ khu nhà xứ đến hết hai dãy nhà thuộc khu 2 bây giờ. Vào trung tuần tháng 10/1954, vài chục gia đình đã đào đất đắp nền làm nhà. Ngày 29/10/1954, một số thanh niên đào đất giữa một ruộng lúa, đắp lên một cái nền khoảng mươi mét vuông, cắm bốn cây tràm làm cột, làm thành một cái chòi lợp tàu lá dừa, (nay là đường Nghĩa Hòa phía trước Hội Quán giáo xứ), mượn một cái bàn của bà Bẩy (người địa phương) làm bàn thờ. Cha xứ đã dâng Thánh lễ tại đây ngày 1/11/1954, lễ Các Thánh. Giáo dân đứng dự lễ dưới ruộng, bùn đến mắt cá chân. Cha xứ cùng mọi người đã nhất trí đặt tên cho giáo xứ mới thành lập là Nghĩa Hòa (tức là Nghĩa Chính ở Chí Hòa) và nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm làm quan thầy. Những ngày tiếp theo, một ban điều hành trại định cư được thành lập gồm: Giám đốc tinh thần: Cha xứ Trưởng trại: Cụ Bùi Chuyên Phó trại: Ông Nguyễn Văn Y Thư ký: Ông Nguyễn Văn Hịch Hoạt động của ban này gồm: lo sang đất mở rộng trại, tiếp đón người xin nhập trại, nhận cứu trợ phát lại cho dân, lo có nơi thờ phượng… Thời gian ngắn sau, sang lại được một khu đất đang trồng lài của một người Hoa lĩnh canh, khu đất này gồm khu 3 và khu 4 bây giờ. Số người đến xin nhập trại rất đông, bất kể gốc tại địa phận hay giáo xứ nào. 1955 Đến tháng 3/1955 đã có hàng trăm gia đình đến định cư. Thời điểm này Cha xứ cùng giáo dân dựng một nhà nguyện 5 gian, cột cây, mái lá, vách đóng ván thùng (nay là những nhà 11/18, 12/18D, 13/18D, 14/18, 15/18D, 16/18D đường Lộc Vinh). Cha xứ cử hành Thánh lễ tại đây và được phép đặt Mình Thánh Chúa. 1956 Đầu năm 1956, số người ở trại đã trên 3.000. Lúc này nhà nước đã hoàn tất một số điểm định cư như Cái Sắn, Hố Nai… kêu gọi những ai chưa có công ăn việc làm nên đến các điểm nói trên để được cấp đất làm nhà, làm ruộng. Gần 100 gia đình đã bán nhà ra đi, một căn nhà lúc ấy giá chỉ 600 đồng, tương đương với 2 chỉ vàng. Những người ở lại phần đông đã có nghề nghiệp ổn định: công chức, công nhân, buôn bán… Nhà của những người ra đi, người khác đến trám chỗ, trại vẫn phát triển. 1957 Cha xứ mua khu đất của bà Bẩy, dựng một trường tiểu học sơ cấp lấy tên là trường Bán công Thánh Giuse (nay gọi là trường Trần Văn Đang), có Ban Giám Hiệu và 16 thầy giáo. Đồng thời, Cha Chính Ân sang khoảnh đất ở Hội quán bây giờ cho các nữ tu mở xưởng dệt chiếu, mấy tháng sau sang lại cho Cha xứ Nghĩa Hòa.
almost 5 years ago
Dã ghé Gx Lần thứ tư đã dự thánh lễ. Rất long trọng
almost 5 years ago
Request review