11 vật liệu ốp sàn bếp lý tưởng nhất dành cho mọi gia đình

Phương Đàm Phương Đàm
Phong cách Rustic ~ Rustic style ~ Vinhomes Central Park, ICON INTERIOR ICON INTERIOR Kitchen
Loading admin actions …

Lựa chọn sai lầm về vật liệu lát sàn có thể phá hỏng hoàn toàn một nhà bếp không chỉ bởi yếu tố về thẩm mỹ mà còn là các tiêu chuẩn về tính tiện dụng, an toàn và cách thức bảo trì. Robert Burnett, Giám đốc thiết kế của hãng nội thất Holloways of Ludlow tiết lộ: Chi tiết đầu tiên trong quá trình thiết kế nên được lựa chọn chính là mặt sàn. Các loại quầy hay tủ bếp bằng gỗ dán không phải là một gợi ý hay nếu sàn nhà đã ốp bằng gỗ công nghiệp. Với tôi, hầu hết các nhà bếp có sự tương phản về vật liệu hoặc màu sắc đều gây được ấn tượng và thu hút hơn các nhà bếp đồng bộ.

Hiện nay, các vật liệu sàn dành riêng cho bếp gia đình rất đa dạng và có nhiều ưu—nhược điểm khác biệt. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy xem sổ tay ý tưởng này để nắm được từ A đến Z về 11 loại vật liệu sàn phổ biến nhất năm 2018.

1. Gạch sứ

Là một trong những loại gạch lát sàn linh hoạt và tiết kiệm nhất, gạch sứ mang lại vẻ đẹp hoàn hảo và đa dạng như bất cứ loại vật liệu nào, từ bê tông đến gỗ. Vì gạch sứ không đòi hỏi bảo trì và có độ bền cao, những viên gạch này có khả năng đàn hồi tốt, dễ dàng làm sạch và được lựa chọn nhiều nhất ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan…

2. Gạch men

Gạch men chủ yếu được làm từ đất sét và một số thành phần tự nhiên khác. Gạch men có nhiều hình khối đa dạng, màu sắc và kết cấu phong phú dù có mức giá tiết kiệm hơn gạch sứ. Vật liệu này có hạn chế ở những khối vuông và đường cong không được sắc nét, đồng nghĩa với việc các đường vữa trát cần phải dày hơn. Kết quả là bạn có thể phải tốn thêm vữa, thời gian thi công và những đường kẻ không mảnh mai.

3. Sàn đá

Đá lát sàn sở hữu nhiều kích cỡ, màu sắc và kết cấu khác nhau nhưng chúng có thể bổ sung cho bất kỳ phòng bếp nào, từ truyền thống đến hiện đại, từ châu Á tới phương Tây. Tuy nhiên, để đánh đổi lại một vẻ đẹp sang trọng tuyệt đối, bạn sẽ phải chấp nhận các hư hại và xuống cấp thường xuyên ngay cả khi đã cố gắng duy trì quá trình bảo trì hoàn hảo nhất. Hiện nay, một số hãng đồ gia dụng tại Mỹ đã bán ra thị trường nhiều loại chất phủ bóng hoặc kết dính giúp mặt sàn đá được bền chắc hơn.

4. Sàn gỗ tự nhiên

Trong khi sàn gỗ tự nhiên có thể là một lợi thế thực sự khi bạn muốn bán nhà, đây lại là lựa chọn không mấy khôn ngoan trong nhà bếp bởi gỗ tự nhiên rất nhạy cảm với nhiệt độ hoặc độ ẩm cao. Hiện nay, nhiều hãng vật liệu xây dựng đã gia cố sàn gỗ tự nhiên với chất liệu khác như polyurethane, sơn mài hoặc dầu hạt lanh tự nhiên giúp sàn gỗ tự nhiên được bền và chắc hơn qua thời gian. Tuy nhiên, hãy cân nhắc đến chi phí bảo trì của loại vật liệu này!

5. Ván sàn tre

Tre có chỉ số sợi cao hơn bất kỳ loại gỗ tự nhiên nào. Tre đan rất bền chắc và ít có khả năng bị nứt như nhiều loại sàn gỗ tự nhiên khác. Thường được xử lý qua hóa chất bởi nhà sản xuất, tre có thể được nhuộm màu hoặc phủ bóng màu tự nhiên, sau đó được gia cố lại bằng sơn mài hoặc sơn mờ. Đây là một vật liệu vô cùng thân thiện với môi trường, sản xuất oxy vào bầu khí quyển nhiều hơn 35% so với các loại thực vật khác và là loại cây sinh trưởng nhanh, có thể thu hoạch sau 3-5 năm.

6. Sàn gỗ thiết kế

Sàn gỗ được thiết kế riêng có kích thước và độ hoàn thiện tuyệt vời dành cho một căn bếp, tương tự như gỗ tự nhiên với mức giá thấp hơn. Do được thiết kế chuyên biệt cho một không gian nhà bếp với bảng đo chính xác các số liệu về nhiệt độ và độ ẩm, sàn gỗ thiết kế ít có khả năng bị gá hoặc cong vênh trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, vật liệu này còn khá mới ở Việt Nam và chưa có nhiều đơn vị thi công thực hiện.

7. Sàn gỗ công nghiệp

Được sản xuất bởi các tấm ván vừa khít với nhau giúp quá trình lắp đặt dễ dàng, gỗ dán là một lựa chọn tốt thay cho gỗ tự nhiên và đá nếu bạn không có nhiều ngân sách. Hãy chắc chắn rằng bạn chọn được một loại gỗ dán phù hợp cho nhà bếp bởi một số loại thực sự khó duy trì trong môi trường ẩm ướt. 

Gỗ dán sở hữu ưu điểm linh hoạt về mẫu mã (từ hoa văn gỗ đến vân đá) và rất bền chắc nên được nhiều gia đình lựa chọn cho phòng khách hoặc phòng ngủ. Giá cả cũng rất đa dạng và đừng quên câu tục ngữ tiền nào của nấy luôn đúng với mọi trường hợp.

8. Sàn bê tông

Nếu bạn đang có ý định xây dựng một nhà bếp hiện đại và công nghiệp, sàn bê tông là lựa chọn xứng đáng. Đây là loại vật liệu chắc chắn và linh hoạt nhất trong ngành xây dựng, không chỉ nhiều màu sắc, có thể áp dụng cho không gian trong nhà và ngoài trời, bê tông còn có giá thành khá tiết kiệm và dễ thi công. 

Một ưu điểm khác là bê tông có thể được đổ trực tiếp lên sàn nhà hiện tại mà không đòi hỏi quá trình san lấp mặt bằng hay các bước bảo trì phức tạp sau khi hoàn thiện. Những loại bê tông nhẹ có thể được sử dụng ở các tầng lầu nhưng với nhà bếp, hãy lựa chọn chất liệu bền nhất có thể.

9. Sàn cao su

Sàn nhà bếp bằng lớp cao su mềm mại, ấm áp và cảm giác dễ chịu dưới bàn chân nhờ tính đàn hồi tuyệt vời là ưu điểm lớn của sàn cao su. Nếu bạn còn băn khoăn về lựa chọn mới mẻ này thì nên biết rằng đây chính là vật liệu lát sàn trong hầu hết các máy bay! Chọn một bề mặt nhẵn hoặc không có nhiều đinh móc trong nhà bếp để thử loại vật liệu này và bạn sẽ ngạc nhiên về ưu điểm dễ lau chùi của nó. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các sản phẩm và chất đánh bóng trong quá trình bảo trì bởi một số loại cao su sẽ mềm đi theo thời gian.

10. Sàn vinyl

Sàn nhựa vinyl đã đi một chặng đường dài từ những tấm vinyl cổ điển cho tới thiết kế hiện đại như ngày nay. Nhờ ưu điểm về mẫu mã, nhựa vinyl hoàn toàn có thể mang lại vẻ đẹp của sàn gỗ, kim loại hay gạch sứ. Qua những quá trình gia công phức tạp, bạn sẽ thấy rằng nhựa vinyl cũng rất êm chân và dễ dàng lau chùi.

11. Sàn Linoleum

Lino là một loại hợp chất tương tự như cao su nhưng được sản xuất bằng các thành phần hoàn toàn tự nhiên và bền vững. Điều này khiến Lino có thể không đàn hồi tốt như cao su nhưng duy trì được cảm giác mềm mại và ấm áp, đảm bảo chân hoàn toàn dễ chịu. Chất liệu này còn có ưu điểm là không chứa các ký sinh trùng, dính bụi hay khó làm sạch.

Và bạn còn băn khoăn về loại vật liệu nào khác? Xem ngay:

Mách bạn 6 chất liệu lát sàn bếp cực chuẩn

25 mẫu sàn nhà ấn tượng nhất bạn từng thấy

Cách sơn sàn gỗ đẹp như mới với 6 bước

Không cần ốp sàn gỗ nữa, 10 loại vật liệu này tốt hơn nhiều

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine